Xuất khẩu "đuối sức", nhập khẩu bớt "nóng"

So với những dự báo không mấy lạc quan trước đó, nhập siêu (NS) tháng 9 chỉ khoảng 0,87 tỷ USD, tính chung 9 tháng đầu năm, NS chốt mức 8,4 tỷ USD, khá xa so với kế hoạch NS năm nay, ở mức 13,6 tỷ USD.

So với những dự báo không mấy lạc quan trước đó, nhập siêu (NS) tháng 9 chỉ khoảng 0,87 tỷ USD, tính chung 9 tháng đầu năm, NS chốt mức 8,4 tỷ USD, khá xa so với kế hoạch NS năm nay, ở mức 13,6 tỷ USD.  Số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố cuối  tuần trước…

Xuất khẩu đuối sức

Kim ngạch (KN) xuất khẩu (XK) trong tháng 9 đạt xấp xỉ 6,1 tỷ USD, là tháng thứ 5 liên tiếp, KN XK vượt 6 tỷ USD. Tuy nhiên, so với tháng 8 KN XK đã giảm 11,1% (Tháng 8 KN XK đạt 6 tỷ USD, chỉ giảm 0,5% so với tháng 7)

Có đến 27/35 mặt hàng có KN XK giảm, đặc biệt KN XK giảm mạnh ở những mặt hàng chủ lực. Giảm mạnh nhất cả về lượng và giá trị là gạo, giảm 42,4% về lượng và 34,3% về giá trị, tuy nhiên trị giá XK của mặt hàng này không lớn, chỉ khoảng 150 triệu USD. So với kế hoạch năm, mặt hàng này đã về đích khá sớm với KN XK gần 2,5 tỷ USD (106,1% kế hoạch).

xuat khau gao
Gạo là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất cả về lượng và giá trị

Tuy giảm ở tỷ lệ khá khiêm tốn (3,5% về lượng và 0,8% về giá trị) song dầu thô là mặt hàng XK có giá trị lớn nhất, đạt gần 338 triệu USD trong tháng 9, tính chung 9 tháng đầu năm KN XK dầu thô đạt hơn 3,6 tỷ USD, giảm 44,7% về lượng và 2,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. 9 tháng đầu năm, mặt hàng này mới đạt 66,2% kế hoạch.

Trong tháng 9, KN XK của đá quý, kim loại quý và sản phẩm đã không duy trì được phong độ khi giảm 44,3%, chỉ còn đạt hơn 431 triệu USD. Tuy nhiên, đây là mặt hàng đã hoàn thành xuất săc kế hoạch XK của cả năm với giá trị cộng dồn hết tháng 9 lên tới gần 2,9 tỷ USD, đạt 394,6% kế hoạch năm.

Nhìn chung, các mặt hàng XK truyền thống đều giảm đáng kể cả về số lượng và giá trị như: Cao su (giảm 21,4% về lượng và 12,9% về giá trị); Hạt điều (18,1% và 14,3%); Cà phê (25,5% và 24,6%); Chè (15,3% và 13,2%); Hạt tiêu (24,6% và 19,3%)…

8/35 mặt hàng có sự gia tăng KN XK so với tháng trước nhưng mức tăng khá hạn chế. Cụ thể: thủy sản tăng 2,4%, sắn tăng 29,5%. Mặt hàng tăng chủ yếu thuộc nhóm hóa chất, chất dẻo, sản phẩm thép, quặng và khoáng sản. Chủ yếu do giá tăng (quặng và khoáng sản tăng 151,1%; sắt thép tăng 7,1%;  sản phẩm từ sắt thép giảm 26,7%...)

Nhập khẩu bớt nóng

Sau 4 tháng liên tiếp KN nhập khẩu (NK) vượt 7 tỷ USD, tháng 9 tình hình NK có phần bớt nóng khi giá trị KN NK chỉ ở mức 6,97 tỷ USD. So với tháng trước đó, KN NK tháng 9 đã giảm 3,9%.17/43 mặt hàng có KN NK giảm và mức giảm tương đối lớn.

Cụ thể, NK clinke, xăng dầu, nguyên liệu dược phẩm, phân bón… đã giảm rất mạnh so với tháng 8. Ngược lại, nhiều đầu vào sản xuất khác lại tăng về KN NK như xơ, sợi dệt, vải, sắt thép, kim loại thường… Riêng NK đá quý, kim loại quý và sản phẩm tháng 9 tăng 12,5% so với tháng 8 và đạt trên 21 triệu USD.

Đặc biệt, trong tháng 9, NK xe máy nguyên chiếc đã giảm đi đáng kể- giảm 27,2% về lượng và 43,1% về giá trị, trong khi đó, ô tô NK nguyên chiếc vẫn tăng nhẹ (tăng 2,3% về lượng và 3,2% về giá trị).

Như vậy, tính chung đến hết tháng 9, KN XK đã đạt trên 51,5 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ; NK đạt hơn 59,9 tỷ USD, tăng tương ứng 22,4%, NS đến cuối tháng 9 đã chốt mức 8,4 tỷ USD, bằng 16,3% tổng KN xuất khẩu cùng thời kỳ. Mặc dù con số NS đã cao hơn so với cùng kỳ năm 2009 khoảng 17,3% (so với 7,16 tỷ USD), tuy nhiên vẫn còn một khoảng cách khá xa so với kế hoạch NS năm nay, ở mức 13,6 tỷ USD.

Theo đánh giá của các chuyên gia KT, các biện pháp quyết liệt của Chinh phủ nhằm hạn chế NS triển khai từ giữa năm đến nay đã phát huy kết quả, tuy nhiên, XK giảm tới mức hai con số là đáng quan ngại, nếu không có giải pháp “sốc” lại các thị trường thì đây sẽ là thách thức lớn trong những tháng cuối năm…

Linh Lan

Báo điện tử Pháp luật Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 180/GP-BTTTT ngày 5/7/2024

Cơ quan chủ quản: Bộ Tư pháp

Tổng biên tập: Tiến sĩ Vũ Hoài Nam

Phó Tổng biên tập: Hà Ánh Bình, Trần Ngọc Hà, Vũ Hồng Thúy

Trưởng Ban Thư ký tòa soạn Báo điện tử: Nguyễn Đức Trường

Tòa soạn: Số 42/29 Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội

E-mail: baodientuphapluat@gmail.com

Hotline: 0904 868 118

Liên hệ quảng cáo: 0904 868 118