Người chuyển giới không còn là “vô hình” trong xã hội
Trong dự thảo BLDS (sửa đổi), quy định về việc chuyển đổi giới tính được quy định riêng, tách khỏi quy định về quyền xác định lại giới tính để bảo đảm tính thận trọng, hợp lý.
Ngay việc thực thi pháp luật tố tụng hình sự đối với những người chuyển giới cũng khó khăn, thậm chí có thể xâm pham nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của cá nhân chuyển giới.
Vì vậy, trong dự thảo, cùng với quy định về quyền xác định lại giới tính, việc chuyển đổi giới tính được tách thành một điều riêng, xác định theo hướng: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan” (Điều 37).
Đây là kết quả tiếp thu ý kiến của ĐBQH tại kỳ họp 9. Cho ý kiến về vấn đề này, nhiều ĐBQH đã không tán thành với quy định của dự thảo về việc không công nhận quyền chuyển đổi giới tính nhưng lại cho phép người đã chuyển đổi giới tính được thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân kèm theo giới tính mới được chuyển đổi.
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về mục đích, nguyên nhân của việc chuyển giới, trường hợp nào được chuyển đổi giới tính để tránh lạm dụng. Ý kiến khác đề nghị chưa nên quy định “công nhận việc chuyển đổi giới tính”.
Tuy nhiên, nhận thấy việc chuyển đổi giới tính kèm theo nhiều vấn đề xã hội phát sinh liên quan đến y tế, bảo hiểm, hôn nhân và gia đình, các chính sách an sinh xã hội..., nên UBTVQH đề nghị Quốc hội cho quy định riêng về việc chuyển đổi giới tính trong dự thảo BLDS (sửa đỏi) để bảo đảm tính thận trọng, hợp lý.
Việt Nam là một trong những nước trên thế giới cấm việc phẫu thuật chuyển giới. (Gồm Ethiopia, Morroco, Cotê d’voire, Tiểu vương quốc A Rập Thống Nhất, Oman, Qatar, Kuwait, Macedonia).