Bộ trưởng Lê Thành Long làm việc tại Cần Thơ: Cải cách Tư pháp phải thực chất, cụ thể và hiệu quả
(PLVN) - Ngày 29/7, đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án Tổng kết Nghị quyết số 49-NQ/TW dẫn đầu Đoàn công tác liên ngành Trung ương khảo sát, đánh giá kết quả tổng kết Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược Cải cách Tư pháp (CCTP) đến năm 2020 và Chỉ thị số 33-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức và hoạt động của luật sư.
Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Cần Thơ; ông Nguyễn Xuân Hải, Ủy viên BTV Thành ủy, Trưởng ban Nội chính Thành ủy; ông Nguyễn Thành Đông, Phó Chủ tịch HĐND TP; ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP; cùng lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn TP.
Luật sư tăng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu thực tế
Báo cáo trước Đoàn công tác, ông Nguyễn Xuân Hải, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Cần Thơ cho biết, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 49 đã tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức các cấp, các ngành và nhân dân về vị trí ,vai trò và tầm quan trọng của công tác Tư pháp. Từng bước đề cao trách nhiệm và tạo được chuyển biến khá đồng bộ của cả hệ thống chính trị thành phố đối với công tác Tư pháp. Chất lượng công tác Tư pháp ở các khâu từ bắt, giam giữ, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động hỗ trợ tư pháp nhiều mặt có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, không xảy ra trình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm.
Về tổ chức và hoạt động luật sư , ông Hải cho biết, trong thời gian qua, đội ngũ luật sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, từng bước được nâng lên. Nhìn chung, Đoàn Luật sư thành phố duy trì tốt hoạt động. Các luật sư nêu cao tinh thần trách nhiệm, trung thực. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn pháp luật của các luật sư phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài; quy mô hoạt động một số tổ chức hành nghề luật sư còn nhỏ lẻ. Tỷ lệ luật sư tham gia tranh tụng trong các vụ án còn ít, phần lớn là thực hiện các dịch vụ pháp lý khác. Một số luật sư còn vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Đại tá Bùi Trọng Thế, Phó Giám đốc Công an TP Cần Thơ cho rằng, nghề luật sư là nghề cao quý, người cầm cân nảy mực bảo vệ lẽ phải, luật sư phải là người được đào tạo chính quy, nằm trong tổ chức quản lý chặt chẽ, trong tương lai gần xã hội phát triển nhiều vấn đề đặt ra, nghề luật sư là một nghề cần đặc biệt quan tâm
Còn theo ông Huỳnh Văn Ri, Viện trưởng VKSND TP Cần Thơ cho rằng Về nghề luật sư cần “có gì để bó buộc luật sư, có quy định quy chế. Luật sư phải có chuyên sâu và có nhận thức lý luận chính trị. Vì vậy cần đào tạo lý luận chính trị cho luật sư
Luật sư Trần Minh Trị, Trưởng Đoàn Luật sư TP Cần Thơ cho biết, để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ luật sư, Đoàn Luật sư đã tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tay nghề luật sư. Tuy nhiên, Đoàn gặp nhiều khó khăn về kinh phí và điều kiện cơ sở vật chất. Đặc biệt, đến nay Đoàn Luật sư TP Cần Thơ vẫn chưa có trụ sở mà phải thuê văn phòng làm trụ sở gây khó khăn cho hoạt động của ĐoàÔng Võ Văn Chính, Giám đốc Sở Tư pháp TP Cần Thơ cho biết, về lĩnh vực công chứng, từ năm 2016, Cần Thơ đã không còn Phòng công chứng mà đều chuyển thành Văn phòng công chứng, đúng theo quy hoạch. Đồng thời đã ban hành bộ tiêu chí xét duyệt thành lập văn phòng công chứng, phát triển theo đúng yêu cầu.
Cần siết chặt trình độ lý luận đối với cán bộ các ngành Tư pháp
Ông Nguyễn Văn Lực, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục THADS cho rằng, cần siết chặt, nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ các ngành Tư pháp. Các kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên… là đội ngũ trực tiếp giải quyết vấn đề cho người dân nên cần phải trau dồi trình độ chính trị để phục vụ nhân dân hiệu quả, kịp thời.
Ông Nguyễn Xuân Hải, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Cần Thơ cho rằng, có một vài mục tiêu trong Chỉ thị 33 đến nay đã thực hiện xong nên cần phải thay đổi cho phù hợp. “Theo Chỉ thị,phải chỉ đạo thành lập Đoàn luật sư một số tỉnh chưa có Đoàn luật sư. Qua nắm thực tế, hiện nay toàn quốc đều có Đoàn luật sư thì nên thay đổi mục tiêu này. Đồng thời, trong Chỉ thị nêu rõ mục tiêu “ bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế” nhưng hiện nay đã hội nhập toàn diện chứ đâu chỉ còn kinh tế nên cũng cần thay đổi”, ông Hải phân tích.
Ở góc độ địa phương, ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ cho biết, qua những ý kiến của Đoàn công tác góp phần cho thành phố hoàn thiện báo cáo và tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tư pháp trên địa bàn thành phố. Ông Hiểu đánh giá, từ khi Nghị quyết 49 và Chỉ thị 33 được áp dụng chất lượng các hoạt động Tư pháp ngày càng nâng lên.
Bàn về nghề luật sư, ông Hiểu cho biết, tổ chức Đoàn Luật sư ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề quản lý luật sư vẫn chưa chặt chẽ. Theo đó ông Hiểu yêu cầu, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ cần suy nghĩ cách thức quản lý hoạt động của luật sư. “Luật sư phải gắn với Đoàn Luật sư, nếu không thì không phải luật sư”, ông Hiểu nhấn mạnh. Đồng thời, về quản lý nhà nước, ông Hiểu yêu cầu UBND TP, Sở Tư pháp cần có giải pháp tăng cường công tác quản lý đối với Đoàn luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư.
Thành phố cần tổng hợp các số liệu và ý kiến để hoàn thiện báo cáo về Nghị quyết 49 và Chỉ thị 33. Cần tập trung đánh giá toàn diện và cụ thể kết quả các mặt công tác. Qua đó thể hiện được những mặt đạt được, những hạn chế, khuyết điểm để có đánh giá toàn diện về hiệu quả thực hiện của Nghị quyết 49 và Chỉ thị 33. Ngoài ra, Bộ trưởng yêu cầu cần chú trọng sự kết hợp giữa quản lý và xã hội hóa các nghề tư pháp tại địa phương.